Công ty TNHH Tư vấn Địa Chất Phẳng

Danh mục tiêu chuẩn

Danh mục tiêu chuẩn

Bảng dưới đây liệt kê các tiêu chuẩn (ASTM, BS và TCVN) thường được sử dụng...

Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2024

Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2024

Ngày nghỉ Số ngày nghỉ 2024  Tết dương...

Thí nghiệm SPT

Thí nghiệm SPT

Thí nghiệm SPT là một trong các phương pháp thí nghiệm hiện trường, được sử...

"Chính xác" hay "chuẩn xác" ???

Khi đọc các tài liệu kỹ thuật, chúng ta thường gặp các thuật ngữ “accuracy” và...

Khối lượng thể tích tự nhiên

Khối lượng thể tích tự nhiên

1. Khái niệm: Khối lượng thể tích tự nhiên của đất là khối lượng của một...

Thí nghiệm đầm nện

Thí nghiệm đầm nện

1. Khái niệm: Khối lượng thể tích của đất không phải là một giá trị bất...

Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

Ngày 27 tháng 02 năm 2014, công ty Địa Chất Phẳng đã truy cập vào trang web về...

Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

Sau 4 tháng thử nghiệm, công ty Địa Chất Phẳng đã hoàn chỉnh hệ thống ghi dữ...

  • Danh mục tiêu chuẩn

    Danh mục tiêu chuẩn

    (18/07/2011)
  • Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2024

    Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2024

    (02/10/2011)
  • Thí nghiệm SPT

    Thí nghiệm SPT

    (12/12/2011)
  • "Chính xác" hay "chuẩn xác" ???

    (07/01/2012)
  • Khối lượng thể tích tự nhiên

    Khối lượng thể tích tự nhiên

    (20/02/2012)
  • Thí nghiệm đầm nện

    Thí nghiệm đầm nện

    (07/03/2012)
  • Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

    Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

    (27/02/2014)
  • Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

    Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

    (21/07/2015)

Chính xác hay chuẩn xác ?Khi đọc các tài liệu kỹ thuật, chúng ta thường gặp các thuật ngữ accuracyprecision. Hai thuật ngữ này được dịch sang tiếng Việt là gì và chúng có đồng nghĩa không?

Trước hết, cần khẳng định là hai thuật ngữ “accuracy”“precision” không đồng nghĩa. Tuy nhiên, khi dịch sang tiếng Việt thì chúng thường được gọi chung là “độ chính xác” nên dễ gây nhầm lẫn cho người đọc.

Thuật ngữ “accuracy” (độ chuẩn xác) được dùng để chỉ mức độ khác biệt giữa các giá trị đo so với giá trị “thực” hoặc giá trị “chuẩn” dùng để tham chiếu. Như vậy, thuật ngữ độ chuẩn xác có liên quan với sai số hệ thống của hệ thống đo.

Thuật ngữ “precision” (độ chính xác) được dùng để chỉ độ lặp lại của các giá trị đo trong cùng một điều kiện đo. Như vậy, độ chính xác có liên quan với mức độ phân tán của các giá trị đo.

Người ta thường dùng hình ảnh của trò chơi "ném phi tiêu" để minh họa cho sự khác biệt giữa độ chuẩn xác và độ chính xác:

So sánh độ chính xác và độ chuẩn xác

(Nguồn: http://cwx.prenhall.com/bookbind/pubbooks/hillchem3/medialib/media_portfolio/01.html)

Hình a: 3 mũi tên nằm cách xa nhau và cũng không nằm quanh hồng tâm nên được xem là có độ chuẩn xác thấp và độ chính xác thấp.

Hình b: 3 mũi tên nằm gần nhau nhưng lại cách xa hồng tâm nên được xem là có độ chuẩn xác thấp (cách xa giá trị "chuẩn" là hồng tâm) nhưng độ chính xác cao (do các mũi tên nằm gần nhau --> độ lặp lại tốt).

Hình c: 3 mũi tên nằm quanh hồng tâm nhưng lại nằm cách xa nhau nên được xem là có độ chuẩn xác cao (không khác biệt nhiều so với giá trị "chuẩn" là hồng tâm) nhưng độ chính xác thấp (do các mũi tên nằm xa nhau --> độ lặp lại không tốt).

Hình d: 3 mũi tên đều nằm quanh hồng tâm và nằm gần nhau nên được xem là có độ chuẩn xác cao và độ chính xác cao.

Bình luận  

# minh 34:11 27-09-2013
Rat hay

Bạn không thể đưa ra lời nhận xét cho bài viết này !