Ngày 27/12/2012, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quyết định số 3576/QĐ-BKHCN công bố các tiêu chuẩn quốc gia được ban hành kèm theo quyết định này, trong số đó có tiêu chuẩn TCVN 9153:2012 về "Công trình thủy lợi - Phương pháp chỉnh lý kết quả thí nghiệm mẫu đất".
Tính đến năm 2012, tiêu chuẩn về chỉnh lý thống kê kết quả thí nghiệm mẫu đất đã phát triển qua 3 phiên bản:
Mã số tiêu chuẩn | Năm ban hành | |
1. | 14 TCN 74:1987 | 1987 |
2. | TCXD 74:1987 | 2002 |
3. | TCVN 9153:2012 | 2012 |
Trong ba tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn 14 TCN 74:1987 và TCXD 74:1987 giống nhau về cả hình thức lẫn nội dung, chỉ khác nhau về số hiệu và năm ban hành. Tiêu chuẩn mới nhất TCVN 9153:2012 khác nhiều so với hai tiêu chuẩn trước đó.
Cũ người...
Do TCVN 9153:2012 được biên soạn (hay là biên dịch???) theo tiêu chuẩn Nga ГОСТ 20522-96 (đã ban hành cách đây hơn 15 năm) nên những vấn đề trình bày trong TCVN 9153:2012 không phải là những thông tin "nóng hổi"... đối với những người làm công tác xử lý thống kê số liệu địa chất trên thế giới.
...mới ta
Riêng ở Việt Nam, TCVN 9153:2012 có nhiều điểm mới và đã chỉnh sửa một số lỗi đánh máy trong hai tiêu chuẩn trước đó.
Trang | Mục | Nội dung | TCXD 74:1987 | TCVN 9153:2012 |
10 | 4.2.1 | Công thức tính độ lệch chuẩn khi loại trừ sai số thô | \[s=\sqrt{\frac{1}{n}\sum \left (x_i-\bar{x}\right)^2}\] | \[s=\sqrt{\frac{1}{n-1}\sum \left (x_i-\bar{x}\right)^2}\] |
11 | 4.2.1 | Tính toán các chỉ tiêu khi số lượng mẫu ít hơn 6 | không cho phép | có thể tính theo phương pháp trung bình cực tiểu hoặc trung bình cực đại |
15 | 4.2.2 | Khoảng tin cậy của sức chống cắt | không có | \[\delta_{\tau}=\frac{V_{\alpha ,\lambda} S_{\tau}}{n}\sqrt{1+\frac{n\left ( \sigma-\bar{\sigma} \right )^2}{\sum_{i=1}^{n} \left (\sigma_i-\bar{\sigma} \right )^2}}\] |
24 | Phụ lục E | Tính giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán cho góc ma sát trong và lực dính đơn vị theo kết quả thí nghiệm nén 3 trục | không có | có |
Ví dụ minh họa cho việc tính toán giá trị tiêu chuẩn và giá trị tính toán cho môđun tổng biến dạng | có | không có | ||
Tính số lượng mẫu tối thiểu để xác định các đặc trưng của đất | có | không có |
...và đầy lỗi
Tuy nhiên, sau khi đã sửa một số lỗi trong các tiêu chuẩn trước đó thì TCVN 9153:2012 cũng để lại những lỗi "chết người". Vì vậy, khi đọc TCVN 9153:2012, người đọc nên đối chiếu với các giáo trình về thống kê để "hiểu" đúng các khái niệm và "dùng" đúng các công thức tính toán !
Trang | Mục | Nội dung | Viết sai | Sửa lại cho đúng |
6 | 2.4 | chỉ tiêu cơ lý của mẫu đất | mudun | môđun |
8 | 4.1.3 | khi các phần lớn mỏng | khi các phân lớp mỏng | |
9 | 4.1.4 | modun | môđun | |
9 | Phép kiểm t, kiểm tra khả năng tách hai đơn nguyên địa chất công trình kề nhau | \[t=\frac{\left | \bar{x_1} -\bar{x_2}\right |}{\sqrt{n_1s_1^2-n_2s_2^2}}\sqrt{\frac{n_1n_2\left ( n_1+n_2-2 \right )}{n_1+n_2}}\] | \[t=\frac{\left | \bar{x_1} -\bar{x_2}\right |}{\sqrt{n_1s_1^2+n_2s_2^2}}\sqrt{\frac{n_1n_2\left ( n_1+n_2-2 \right )}{n_1+n_2}}\] | |
12 | Công thức tính \(tg\varphi_{tc}\) | \[tg\varphi_{tc}=\frac{1}{\Delta}\left (\sum_{i=1}^{n}\tau_i\sigma_i-\sum_{i=1}^{n}\tau_i\sum_{i=1}^{n}\sigma_i\right )\] | \[tg\varphi_{tc}=\frac{1}{\Delta}\left (n\sum_{i=1}^{n}\tau_i\sigma_i-\sum_{i=1}^{n}\tau_i\sum_{i=1}^{n}\sigma_i\right )\] | |
13 | Công thức tính sai số chuẩn | \[S_{\tau}=\sqrt{\frac{1}{n-2}\left ( \sigma_{c}\ tg\varphi_{tc}+C_{tc}-\tau_i \right )^2}\] | \[S_{\tau}=\sqrt{\frac{1}{n-2}\sum\left ( \sigma_{c}\ tg\varphi_{tc}+C_{tc}-\tau_i \right )^2}\] | |
15 | 4.2.2 | Công thức tính hệ số | là hệ số, tra bảng 4 phụ thuộc vào độ tin cậy một phía , thông số (Không thể tra bảng 4 nếu không biết giá trị K) |
là hệ số, tra bảng 4 phụ thuộc vào độ tin cậy một phía , thông số , với K=n-2 |
24 | Phụ lục E | E.1 | \[tg\varphi_i=\frac{\textit{N}_i-1}{\sqrt{\textit{N}_i}}\] | \[tg\varphi_i=\frac{\textit{N}_i-1}{2\sqrt{\textit{N}_i}}\] |
24 | Phụ lục E | E.1 | \[C_i=\frac{\textit{M}_i}{\sqrt{\textit{N}_i}}\] | \[C_i=\frac{\textit{M}_i}{2\sqrt{\textit{N}_i}}\] |
24 | Phụ lục E | E.1 | khi thay \(tg\varphi_{tc}\), \(C_{tc}\), \(\tau_i\) bằng \(N_i\), \(M_i\), \(\sigma_{1i}\), \(\sigma_{3i}\) với \(\sigma_{1}\) và \(\sigma_{3}\) là các ứng suất chính tương ứng khi mẫu đất bị phá hủy | khi thay \(tg\varphi_{tc}\), \(C_{tc}\), \(\tau_i\), \(\sigma_i\) bằng \(N_i\), \(M_i\), \(\sigma_{1i}\), \(\sigma_{3i}\) với \(\sigma_{1}\) và \(\sigma_{3}\) là các ứng suất chính tương ứng khi mẫu đất bị phá hủy |
25 | Phụ lục F | F.1.1 | Lấp cấp áp lực | Lấy cấp áp lực |
25 | Phụ lục F | F.1.1 | Một số giá trị trong bảng F.1 viết sai so với các giá trị ghi trong các tiêu chuẩn trước đó | |
25 | Phụ lục F | F.1.1 | Công thức tính độ lệch chuẩn S khi loại trừ sai số thô đã được thay đổi nhưng trong ví dụ F.1.1, S vẫn được tính theo công thức cũ trong TCXD 74:1987 (!) | |
31 | Phụ lục F | F.2 | Công thức tính độ lệch chuẩn S khi loại trừ sai số thô đã được thay đổi nhưng trong ví dụ F.2, S vẫn được tính theo công thức cũ trong TCXD 74:1987 (!) | |
31 | Phụ lục F | F.2 | \(V_{Stb}=0,2\left | \bar{\gamma }-\gamma \right |< 0,20\) | \(VS=0,21 ; \left | \bar{\gamma }-\gamma \right |= 0,18 < 0,21\) |
Văn bản tiêu chuẩn TCVN 9153:2012 nhiều lần tham chiếu đến các mục 4.2.1.1, 4.2.1.6, 4.2.1.8.1, 4.2.2.1.1, 4.2.2.2.2, 4.2.2.2.9... nhưng các mục này lại không tồn tại trong văn bản tiêu chuẩn
Bình luận
Bản thân tôi cũng nghiên cứu khá kỹ và vận dụng nhưng thấy nó có nhiều bất cập, một số vấn đề mù mờ, không rõ ràng. Hình như người dịch ở TC cũ cũng chả hiểu hết vấn đề
Ví dụ trong TC cũ tính toán còn sai.
TC mới thì dính dáng đến Nền và móng 9362:2012 nhưng không đề cập tới loại bỏ sai số thô.
Còn TC 9135:2012 là do bên Thủy lợi đưa ra, chứ không phải bên XD hay GT...
Nói chung là thấy mệt với các nhà soạn TC lắm!
"Cho phép lấy giá trị tính toán của môđun biến dạng bằng giá trị tiêu chuẩn"
thì mình tra bảng bằng cách nào