Công ty TNHH Tư vấn Địa Chất Phẳng

Danh mục tiêu chuẩn

Danh mục tiêu chuẩn

Bảng dưới đây liệt kê các tiêu chuẩn (ASTM, BS và TCVN) thường được sử dụng...

Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2023

Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2023

Ngày nghỉ Số ngày nghỉ 2024  Tết dương...

Thí nghiệm SPT

Thí nghiệm SPT

Thí nghiệm SPT là một trong các phương pháp thí nghiệm hiện trường, được sử...

"Chính xác" hay "chuẩn xác" ???

Khi đọc các tài liệu kỹ thuật, chúng ta thường gặp các thuật ngữ “accuracy” và...

Khối lượng thể tích tự nhiên

Khối lượng thể tích tự nhiên

1. Khái niệm: Khối lượng thể tích tự nhiên của đất là khối lượng của một...

Thí nghiệm đầm nện

Thí nghiệm đầm nện

1. Khái niệm: Khối lượng thể tích của đất không phải là một giá trị bất...

Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

Ngày 27 tháng 02 năm 2014, công ty Địa Chất Phẳng đã truy cập vào trang web về...

Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

Sau 4 tháng thử nghiệm, công ty Địa Chất Phẳng đã hoàn chỉnh hệ thống ghi dữ...

  • Danh mục tiêu chuẩn

    Danh mục tiêu chuẩn

    (18/07/2011)
  • Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2023

    Lịch nghỉ lễ, Tết năm 2023

    (02/10/2011)
  • Thí nghiệm SPT

    Thí nghiệm SPT

    (12/12/2011)
  • "Chính xác" hay "chuẩn xác" ???

    (07/01/2012)
  • Khối lượng thể tích tự nhiên

    Khối lượng thể tích tự nhiên

    (20/02/2012)
  • Thí nghiệm đầm nện

    Thí nghiệm đầm nện

    (07/03/2012)
  • Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

    Cảnh báo về tình trạng lấy cắp thông tin

    (27/02/2014)
  • Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

    Hệ thống ghi dữ liệu cho máy nén cố kết

    (21/07/2015)

"Danh mục các ký hiệu thường dùng trong địa kỹ thuật" được trích từ quyển "Lexicon in 8 languages" (ấn bản lần thứ 5) do Hội cơ học đất và địa chất công trình thế giới xuất bản năm 1981.

confused (Nếu các ký hiệu hoặc công thức toán không hiển thị chính xác, xin vui lòng xem hướng dẫn cách chuyển đổi chế độ hiển thị công thức)


 2. Ứng suất và biến dạng

Ký hiệu Thứ nguyên Đơn vị thường dùng Đại lượng Giải thích
u  ML-1T-2  kPa Áp lực lỗ rỗng Ứng suất (lớn hơn áp suất khí quyển) của nước trong lỗ rỗng của đất bão hòa
\( u_{w} \)  ML-1T-2  kPa Áp lực nước lỗ rỗng Ứng suất của nước trong lỗ rỗng của đất không bão hòa
\( u_{a} \)  ML-1T-2  kPa Áp lực khí lỗ rỗng Ứng suất của không khí trong lỗ rỗng của đất không bão hòa
\( \sigma \)  ML-1T-2  kPa Ứng suất nén toàn phần Ứng suất (lớn hơn áp suất khí quyển) tác động theo phương vuông góc với mặt phẳng (còn gọi là ứng suất pháp)
\( \sigma^{_{´}} \)  ML-1T-2  kPa Ứng suất nén có hiệu Ứng suất pháp truyền qua các điểm tiếp xúc giữa các hạt đất
(\(\large\sigma^{_{´}}=\sigma-u\;\) đối với đất bão hòa)
Chú ý: không nên sử dụng ký hiệu \(\large\overline{\sigma}\)
\( \tau \)  ML-1T-2  kPa Ứng suất cắt Ứng suất tác động theo phương tiếp tuyến với mặt phẳng (còn gọi là ứng suất tiếp)
\( \sigma_{1} \)  ML-1T-2  kPa Ứng suất chính cực đại Ứng suất lớn nhất tác động lên một trong ba mặt phẳng vuông góc nhau, mà trên các mặt phẳng đó ứng suất tiếp = 0 (zêrô)
\( \sigma_{2} \)  ML-1T-2  kPa Ứng suất chính trung gian Ứng suất trung gian tác động lên một trong ba mặt phẳng vuông góc nhau, mà trên các mặt phẳng đó ứng suất tiếp = 0 (zêrô) 
\( \sigma_{3}\)  ML-1T-2  kPa Ứng suất chính cực tiểu Ứng suất nhỏ nhất tác động lên một trong ba mặt phẳng vuông góc nhau, mà trên các mặt phẳng đó ứng suất tiếp = 0 (zêrô) 
\( \sigma_{oct} \)  ML-1T-2  kPa Ứng suất trung bình hoặc ứng suất nén bát diện \(\large\sigma_{oct}=\frac{1}{3} \left (\sigma_{1}+\sigma_{2}+\sigma_{3} \right) \)
\( \tau_{oct} \)  ML-1T-2  kPa Ứng suất cắt bát diện \(\large\tau _{oct}=\frac{1}{3}\sqrt{\left ( \sigma_{1}-\sigma_{2} \right )^2+\left ( \sigma_{2}-\sigma_{3} \right )^2+\left ( \sigma_{3}-\sigma_{1} \right )^2} \)
\( \epsilon \)  -  1, % Biến dạng tuyến tính Sự thay đổi chiều dài so với một chiều dài đơn vị theo một phương cho trước
\( \gamma \)  -  1, % Biến dạng cắt Sự thay đổi góc (đơn vị đo là radian) giữa hai mặt phẳng (khởi đầu là vuông góc nhau)
\( \epsilon_{1} \)  -  1, % Biến dạng chính cực đại Biến dạng lớn nhất ứng với một trong ba phương vuông góc nhau, ở đó có biến dạng cắt là 0 (zêrô)
\( \epsilon_{2} \)  -  1, % Biến dạng chính trung gian Biến dạng trung gian ứng với một trong ba phương vuông góc nhau, ở đó có biến dạng cắt là 0 (zêrô) 
\( \epsilon_{3} \)  -  1, % Biến dạng chính cực tiểu Biến dạng nhỏ nhất ứng với một trong ba phương vuông góc nhau, ở đó có biến dạng cắt là 0 (zêrô)
\( \dot{\epsilon} \)  T-1  s-1 Tốc độ biến dạng tuyến tính Tỷ số của sự thay đổi \(\epsilon\)
\( \dot{\gamma} \)  T-1  s-1 Tốc độ biến dạng cắt Tỷ số của sự thay đổi \(\gamma\)
\( \nu \)  -  1 Hệ số Poisson
(cũng có thể dùng ký hiệu \(\mu\))
Tỷ số giữa sự thay đổi biến dạng tuyến tính theo phương vuông góc với sự thay đổi biến dạng dọc trục tương ứng khi thay đổi ứng suất dọc trục
E  ML-1T-2  kPa Môđun biến dạng tuyến tính Tỷ số giữa sự thay đổi ứng suất nén và sự thay đổi biến dạng tuyến tính tương ứng theo cùng hướng (các giá trị ứng suất khác không thay đổi) 
G  ML-1T-2  kPa Môđun biến dạng cắt Tỷ số giữa sự thay đổi ứng suất cắt và sự thay đổi biến dạng cắt tương ứng (các giá trị ứng suất khác không thay đổi)
K  ML-1T-2  kPa Môđun nén lún Tỷ số giữa sự thay đổi ứng suất đẳng hướng và sự thay đổi thể tích tương ứng
\( \mu \)  -  1 Hệ số ma sát Tỷ số cực đại giữa ứng suất cắt và ứng suất nén tại điểm tiếp xúc giữa hai vật thể rắn
\( \eta \)  ML-1T-1  kPa.s Độ nhớt Lực cắt cần thiết để duy trì tốc độ trượt đều của hai lớp chất lỏng cách xa nhau một đơn vị khoảng cách

Bạn không thể đưa ra lời nhận xét cho bài viết này !