In bài này

Asia

Lý thuyết kiến tạo mảng cho rằng các dãy núi cao được hình thành từ sự va chạm giữa các mảng. Điển hình như dãy núi Himalaya là sản phẩm của sự xung đột giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu vào 50 triệu năm trước; hay dãy núi Alps là hậu quả của sự xung đột giữa mảng châu Phi và mảng châu Âu.


Dãy núi Himalaya
(http://pubs.usgs.gov/gip/dynamic/understanding.html)


Dãy núi Alps
(http://en.wikipedia.org/wiki/Alps)

Khi trôi về phía Bắc, mảng Ấn Độ đụng vào mảng Á-Âu và mắc kẹt ở đó cho tới nay (hình dưới, bên trái). Hậu quả của sự va chạm đó là dãy núi Himalaya như một vầng trán nhăn nhúm của bà lão Á-Âu (hình dưới, bên phải).


Sự trôi giạt của mảng Ấn Độ
(http://pubs.usgs.gov/gip/dynamic/himalaya.html)


Dãy Himalaya như một vầng trán nhăn nheo của bà lão Á-Âu(http://www.cliffshade.com/colorado/tectonics.htm)

Sự trôi giạt các mảng từ kỷ Cambri để tạo thành Trái Đất như hiện nay được minh họa trong hình dưới đây (hiệu đính từ liên kết http://astro.wsu.edu/worthey/earth/html/md09.html):

 

Đoạn video clip dưới đây minh họa sự trôi giạt của các mảng từ khi Trái Đất ra đời cho đến nay và những hậu quả để lại của sự trôi giạt này (!)


540 triệu năm trước (kỷ Cambri)


470 triệu năm trước (kỷ Ordovic)


400 triệu năm trước (kỷ Devon)


280 triệu năm trước (kỷ Permi)


240 triệu năm trước (kỷ Trias)


200 triệu năm trước (kỷ Jura)


120 triệu năm trước (kỷ Creta)


50 triệu năm trước (kỷ Eocene)


20 triệu năm trước (kỷ Miocene)


1.8 triệu năm trước (kỷ Pleistocene)


Trái Đất hiện nay


Và … 100 triệu năm sau

Cho đến nay, sự trôi giạt của các mảng đã ngừng lại hay vẫn còn tiếp diễn ?